NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG TRÀ

Luu y khi dung tra

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG TRÀ

Uống trà là nét văn hóa đẹp của người Việt, đồng thời rất có lợi cho sức khỏe nếu chúng ta biết thưởng thức, tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết những điều bất lợi cho sức khỏe khi sử dụng trà không đúng cách, không đúng lúc và không đúng đối tượng. Với cơ địa khác nhau của từng người mà trà có tác dụng khác biệt, vì vậy với người có sức khỏe không tốt thì cần thận trọng khi uống trà.

  1. Người đang nóng sốt hoặc uống thuốc bệnh: trong trà có chứa hàm lượng caffeine rất cao, chất này không những có tác dụng làm cho nhiệt trong cơ thể chúng ta tăng cao, mà còn giảm đi tác dụng của thuốc đang điều trị. Cho nên khi người bệnh uống thuốc cũng không được uống với nước trà, mà chỉ uống thuốc với nước tinh khiết.
  2. Người bị bệnh gan: Tất cả lượng tinh chất trong lá trà đều phải qua gan, do đó nếu như gan của bạn có vấn đề thì việc uống trà quá nhiều sẽ làm cho chức năng của gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa, hoàn toàn bất lợi cho chức năng gan của bạn.
  3. Người bị suy nhược thần kinh: Lượng tinh chất trong lá trà có tác dụng kích thích làm hưng phấn thần kinh, hay nói cách khác trà làm cho thần kinh tỉnh táo. Do đó nếu thần kinh chúng ta bị suy nhược thì việc uống trà là hoàn toàn không tốt, đặc biệt là uống trà lúc chiều và tối sẽ dẫn đến mất ngủ, và thần kinh căng thẳng làm cho bệnh tình thêm nặng. Với người có thói quen uống trà, lúc thần kinh suy nhược thì nên thận trọng, có thể uống trà vào buổi sáng cho tinh thần sảng khoái, chiều và tối nên để tâm thư giãn và nghỉ ngơi sớm.
  4. Phụ nữ có thai: Hàm lượng tinh chất trong lá trà chứa một lượng lớn hydroxybenzene và caffein, hầu hết không có lợi cho thai phụ và thai nhi, vì vậy việc bảo đảm thai nhi phát triển bình thường thì cần phải tránh việc hấp thu những chất này trong trà, cà phê và thuốc lá.
  5. Các bà mẹ trong thời kì đang còn nuôi con bằng sữa: Thời gian lúc đang nuôi con bằng sữa, nếu các bà mẹ uống trà thì lượng tinh trà sẽ đi qua tuyến sữa và trộn lẫn trong sữa, em bé sau khi bú cũng sẽ gián tiếp hấp thu và thần kinh cũng bị kích thích, làm cho bé ít ngủ và khóc đêm.
  6. Người loét dạ dày: thông thường trà có tác dụng kích thích tiết dịch vị (trừ khi bụng đói trà sẽ làm loãng dịch vị), gây ảnh hưởng không tốt cho vết thương trong dạ dày; trà càng đậm dịch vị càng bị kích thích, gây tổn hại cho người bệnh. Đối với người bị bệnh dạ dày trong tình trạng nhẹ hoặc đang uống thuốc điều trị thì cách 2 giờ sau mới có thể uống trà nhạt, có tác dụng bảo hộ niêm mạc và hồi phục chỗ viêm;
  1. Cơ thể suy nhược: Tinh chất trong lá trà có thành phần có công năng phân giải chất béo, nếu người có cơ thể suy nhược hoặc thiếu dinh dưỡng, trà sẽ phân giải chất béo sẽ làm cho cơ thể càng thêm yếu và ốm.
  2. Người say rượu: Trà có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, do đó người say rượu uống trà sẽ làm cho tim đập mạnh và nhồi máu.
Uống trà có tác dụng lợi tiểu, làm cho chất độc trong tinh rượu chưa phân giải qua thận bài xuất, nên làm cho thận hoạt động gấp rút, nguy hại cho sức khỏe. Do đó, đối với người thận yếu thì không nên uống trà, hoặc uống trà đậm và nhiều; còn người có sức khỏe tốt thì có thể uống ít trà đậm, sau khi có chút tỉnh rượu thì có thể uống thêm nước trái cây hoặc một ngụm giấm thì giải rượu hiệu quả hơn.
  3. Người bệnh không được uống thuốc bằng nước trà: thuốc uống có nhiều loại, tính năng cũng nhiều, nên hoàn toàn không thể dùng nước trà để uống thuốc.
 Trong trà có chất kiềm màu vàng có thể tác dụng với dược liệu tạo thành chất hóa học, do đó nếu dùng trà với thuốc gây buồn ngủ, thuốc bổ máu có hàm lượng sắt, chất enzim, protein, thì sẽ ảnh hưởng hiệu quả của thuốc. Trong thuốc bắc có Ma hoàng, Câu đằng, Hoàng liên…, cũng không nên uống với trà. Nói chung, uống thuốc trong vòng 2 tiếng đồng hồ thì không nên uống trà.
 Còn đối với các loại vitamin thì uống trà không có ảnh hưởng gì, do tinh chất của trà có nhiều vitamin C, nên uống trà có lợi cho việc hấp thu các loại vitamin; đồng thời uống trà có tác dụng lợi tiểu, sảng khoái, giảm mỡ và đường trong máu, giúp hồi phục sức khỏe.
  4. Người có bệnh xuất huyết: Chất kiềm trong trà rất dễ kết hợp với chất sắt tạo thành chất không dung hóa, khiến cho cơ thể chúng ta nếu thiết chất sắt sẽ là nguyên nhân dễ bị xuất huyết. Người có bệnh xuất huyết tuyệt đối không nên uống trà.
  5. Người bị sạn thận hoặc bị sạn đường tiểu: Đường tiết niệu bị sơ cứng hoặc vôi hóa thường do axít oxalic tạo thành, mà trong trà lại có chứa hàm lượng axít oxalic, nên uống trà dễ ảnh hưởng sức khỏe với người có bệnh vôi hóa đường tiết niệu.
  6. Bụng đói không nên uống trà: Khi bụng đói nếu uống trà sẽ làm cho dịch vị loãng, ức chế việc điều tiết men tiêu hóa, làm cho tim đập mạnh, đầu nhức, dạ dày khó chịu, hoa mắt, choáng váng. Đó là các dấu hiệu say trà, ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của thức ăn và gây viêm dạ dày. Nếu khi chúng ta có hiện tượng say trà, hãy ăn kẹo ngọt hoặc uống một ly nước đường ngay để giải trà.
  7. Trước khi ăn hoặc sau khi ăn không được uống nhiều trà: Trước khi ăn và sau khi ăn 20 phút thì chúng ta không nên uống trà, vì trà sẽ làm cho dạ dày loãng men tiêu hóa và dịch vị, giảm dinh dưỡng trong thức ăn. Hơn nữa trong tra có nhiều axít oxalic, vì thế nó sẽ tác dụng với sắt và protein trong thức ăn, ảnh hưởng việc cơ thể hấp thu chất sắt và protein cho cơ thể.
  8. Trước khi đi ngủ không nên uống trà: Trước khi đi ngủ 2 giờ đồng hồ, tốt nhất không nên uống trà; uống trà trong thời gian này sẽ làm cho thần kinh bị kích thích, dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ, thậm chí mất ngủ.
  9. Không được uống trà để qua đêm: Uống trà tốt nhất là pha xong uống liền, nước trà để lâu không những mất đi các thành phần sinh tố và dinh dưỡng trong trà mà còn dễ bị biến chất, uống vào sẽ sinh bệnh.
  10. Không nên uống trà kém chất lượng và biến chất hoặc để lâu: Trà kém chất lượng đương nhiên bao gồm cả yếu tố vệ sinh, trà kém chất lượng không có nghĩa là trà phải bắt buộc lấy từ những đọt chè non, mà trà kém chất lượng là trà chế biến ẩu, lá chè có phun thuốc hóa học và thiếu vệ sinh. Khi pha trà kém chất lượng, nước trà có màu úa, không trong nước và nổi quáng vàng. Uống nước trà này chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe.
  11. Trẻ em không nên uống trà: Nước trà có yếu tố kích thích thần kinh, trà chứa nhiều chất phenolic dễ tác dụng với chất sắt trong thức ăn, vì vậy không có lợi cho trẻ em trong quá trình hấp thu proteine và chất sắt trong thức ăn, thiếu chất sắt cũng có nghĩa là trẻ em dễ bị bệnh xuất huyết. Trẻ em có thể uống nước trà với nồng độ thấp, khoảng bằng 1/3 người lớn.
  12. Người bệnh tim nên cẩn thận trong việc uống trà: Đối với người có bệnh tim mạch, do trong thành phần của trà có chứa hàm lượng caffeine và tinh trà có tính kích thích thần kinh, nên ảnh hưởng đến cơ năng tim mạch rất lớn; nếu uống nhiều hoặc trà đậm khiến cho tim đập mạnh và nhanh, làm cho người bệnh càng thêm bệnh chứ không hay ho gì. Vì vậy những người bệnh tim chỉ uống trà loãng. Đối với người bệnh có nhịp tim dưới 60 lần trên 1 phút thì nên uống trà nhạt, không những vô hại mà ngược lại có thể nâng cao nhịp tim, phối hợp với thuốc men sẽ có tác dụng tốt hơn.
  13. Người cao huyết áp: Người cao huyết áp không nên uống trà đậm và nhiều, nên pha trà thanh đạm vừa phải. Nếu uống nhiều trà và đậm thì lượng caffeine trong trà sẽ kích thích thần kinh, dẫn đến tăng huyết áp gây nguy hiểm.